Xin giấy phép sản xuất phân bón

Đánh giá bài viết

Trong thời gian gần đây nhu cầu về phân bón ngày càng tăng cao, có cầu ắt hẳn sẽ có cung, từ đó các công ty doanh nghiệp sản xuất phân bón cung ứng trên thị trường tăng rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình thành lập công ty phân bón , các doanh nghiệp luôn vướng mắc vào thủ tục Xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ; hôm nay hãy cùng chúng tôi tổng hợp lại những thông tin cơ bản các bạn cần phải nắm khi thực hiện xin giấy phép

phan-bon

Thủ tục xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ:

Xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ:

Các văn bản pháp luật quy định việc xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ:

  • Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
  • Thông tư 29/2014/TT-BCT quy định và hướng dẫn thực hiện về phân bón vô cơ; hướng dẫn cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
  • Văn bản công bố thủ tục
  • Quyết định 8873/QĐ-BCT năm 2015 về danh mục thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Công Thương đã chuẩn hóa về nội dung

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Hóa chất – Bộ Công Thương

  1. Đầu tiên, Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón vô cơ lập 1 bộ hồ sơ gồm gửi Cục Hoá chất qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp, hồ sơ gồm có:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định. Bạn tải về tại đây
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản thuyết minh về quy trình sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật (nhà xưởng, kho), máy móc thiết bị (bản kê danh mục và công suất máy móc, thiết bị phù hợp với các công đoạn và quy mô sản xuất của cơ sở; thiết bị đo lường, kiểm tra chất lượng phân bón).
  • Bản kê diện tích, mặt bằng nhà xưởng, kho tàng, văn phòng làm việc và các công trình phụ trợ Bản sao Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Bản sao quyết định phê duyệt phương án chữa cháy do cơ quan có thẩm quyền cấp
  • Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất. Bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất phân bón;
  • Bản sao Giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài (nếu có)
  • Bản sao hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (nếu có)
  • Bản sao bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất (nếu có).
  • Bản sao chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (nếu có)
  • Hợp đồng thuê gia công phân bón (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ)

2. Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thì Cục Hoá chất sẽ thông báo tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ và nếu chưa hợp lệ sẽ yêu cầu hoàn chỉnh hồ sơ.

Thời gian thông báo và thời gian hoàn chỉnh hồ sơ không được tính vào thời gian cấp phép

3. Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày làm việc, Cục Hoá chất có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ. Trường hợp không cấp Giấy phép, Cục Hoá chất sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do

phan-bon-vo-co

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ:

Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP
Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp

  • Đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật, gồm:
    – Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón
    – Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất
    – Áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng; có tiêu chuẩn áp dụng cho nguyên liệu đầu vào đảm bảo các điều kiện về quản lý chất lượng sản phẩm phân bón
    – Có phòng thử nghiệm, phân tích hoặc có thỏa thuận với tổ chức thử nghiệm, phân tích được chỉ định hoặc công nhận và đã đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm, phân tích theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa để quản lý chất lượng sản phẩm
    – Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
    – Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan
  • Yêu cầu về nhân lực:
    + Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên
    + Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón

Xin giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác:

Các văn bản pháp luật quy định việc xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ:

  • Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón
  • Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
  • Văn bản công bố thủ tục
  • Quyết định 86/QĐ-BNN-TT năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới, bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Cục Trồng trọt

  1. Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Bạn tải mẫu đơn này tại đây
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Bản sao chứng thực hoặc bản sao mang theo bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác;
  • Trường hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chưa được ban hành hoặc chưa có tổ chức chứng nhận được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục Trồng trọt chỉ định thì nộp tài liệu chứng minh việc đáp ứng các quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014
  • Bản sao chụp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc
  • Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định Bản sao chụp giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về phòng, chống cháy nổ theo quy định
  • Bản sao chụp Kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động theo quy định
  • Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành và danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo quy định

2. Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác nộp 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Cục Trồng trọt

3. Trường hợp nộp trực tiếp, Cục Trồng trọt trả lời ngay về tính hợp lệ của hồ sơ; trường hợp nộp qua đường bưu điện thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác chỉnh sửa hoặc bổ sung

4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt kiểm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện. Trường hợp không cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác, Cục Trồng trọt phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do

phan-bon-huu-co

Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong đó có ngành nghề sản xuất phân bón

  • Cơ sở vật chất – Kỹ thuật:
    – Địa điểm sản xuất phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
    – Công suất sản xuất phân bón phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất
    – Diện tích phục vụ sản xuất:
    + Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất
    + Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật
    – Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
    + Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất
    + Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ
    + Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động
    – Máy móc, thiết bị sản xuất
    + Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hoá hoặc tự động hóa:
    Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ
    Nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột
    Khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng
    Dây chuyền vận chuyển
    Hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột
    Hệ thống cân, đóng gói thành phẩm
    + Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh
    + Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng
    – Quy trình công nghệ sản xuất: Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất
    – Quản lý chất lượng: Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập
    – Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón:
    + Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất.
    + Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia
    – Phòng kiểm nghiệm
    + Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất
    +Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định
  • Nhân lực
    – Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành có trình độ chuyên môn về hóa lý hoặc sinh học. Trong đó có giám đốc hoặc phó giám đốc kỹ thuật có trình độ đại học trở lên
    – Người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác
    Có hệ thống xử lý chất thải theo quy chuẩn quốc gia về môi trường
    Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật

Với những thông tin cơ bản trên đây mà diễn đàn công bố sản phẩm chúng tôi cung cấp về Xin giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, hữu cơ hy vọng sẽ giúp cho mọi người có cái nhìn tổng quan và nắm bắt được giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện. Ngoài ra tại chuyên mục Công bố chứng nhận hợp quy sản phẩm phân bón này của chúng tôi còn rất nhiều thông tin bổ ích khác các bạn có thể theo dõi

Bài viết liên quan

Hỗ trợ tư vấn miễn phí

Công ty làm dịch vụ uy tín
- Hotline: VIETPAT.VN