Công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng

Đánh giá bài viết

Cát xây dựng là tên gọi chung cho cát tự nhiên, cát nghiền và cát hỗn hợp. Theo quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng thì việc Công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng là việc làm mang tính chất bắt buộc nhằm đảm bảo an toàn cho công trình xây dựng cũng như người tiếp xúc, sử dụng

cong-bo-chung-nhan-hop-quy-cat-xay-dung

Công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng áp dụng với những đối tượng nào?

Việc Công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng áp dụng cho đơn vị sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam; không áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có khối lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 500 kg; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh

Cụ thể, theo QCVN 16:2014/BXD thì những loại cát sau phải Công bố sản phẩm tại Sở xây dựng

  • Cát tự nhiên là hỗn hợp các hạt cốt liệu nhỏ được hình thành do quá trình phong hoá của các đá tự nhiên. Cát tự nhiên được gọi tắt là cát.
  • Cát nghiền là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước nhỏ hơn 5 mm thu được do đập và hoặc nghiền từ các loại đá tự nhiên có cấu trúc đặc chắc
  • Cát hỗn hợp là hỗn hợp từ cát tự nhiên và cát nghiền.

Yêu cầu kỹ thuật thực hiện công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng:

Khi tiến hành chứng nhận tại các Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng, đơn vị cần thỏa mãn các yêu cầu về cát xây dựng như sau:

TT Tên loại sản phẩm(a) Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu(b) Phương pháp thử(c) Quy cách mẫu
1 Cốt liệu nhỏ (cát) cho bê tông và vữa

 

1. Thành phần hạt Theo Bảng 1 của TCVN 7570:2006 TCVN 7572-2:2006 Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 5kg, trộn đều các mẫu, rồi chia tư lấy tối thiểu 20 kg làm mẫu thử
2. Hàm lượng các tạp chất:

– Sét cục và các tạp chất dạng cục

– Hàm lượng bụi, bùn, sét

Theo Bảng 2 của TCVN 7570:2006 TCVN 7572-8:2006
3. Tạp chất hữu cơ Không thẫm hơn màu chuẩn TCVN 7572-9:2006
4. Hàm lượng ion clo (Cl)(d) Theo Bảng 3 của TCVN 7570:2006 TCVN 7572-15:2006
5. Khả năng phản ứng kiềm – silic Trong vùng cốt liệu vô hại TCVN 7572-14:2006
2 Cát nghiền cho bê tông và vữa 1. Thành phần hạt(e) Theo Bảng 1 của TCVN 9205:2012 TCVN 7572-2:2006 Lấy ở 10 vị trí khác nhau, mỗi vị trí lấy tối thiểu 5kg, trộn đều các mẫu, rồi chia tư lấy tối thiểu 20 kg làm mẫu thử
2. Hàm lượng hạt có kích thước nhỏ hơn 75 µm(e) Theo mục 3.5 của TCVN 9205:2012 TCVN 9205:2012
3. Hàm lượng hạt sét, %, không lớn hơn 2 TCVN 344:1986
4. Hàm lượng ion clo (Cl), không vượt quá(d) Theo Bảng 2 của TCVN 9205:2012 TCVN 7572-15:2006
5. Khả năng phản ứng kiềm – silic Trong vùng cốt liệu vô hại TCVN 7572-14:2006

 

Những thông tin cơ bản trên về công bố chứng nhận hợp quy cát xây dựng nói riêng cũng như công bố chứng nhận hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung mà chúng tôi cung cấp ở trên hy vọng sẽ hữu ích, ngoài ra các bạn có thể xem thêm Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng đầy đủ, hay Phương thức đánh giá hợp quy vật liệu xây dựng trong các bài viết trước của chuyên mục.

Bài viết liên quan

Hỗ trợ tư vấn miễn phí

Công ty làm dịch vụ uy tín
- Hotline: VIETPAT.VN